DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Một thoáng... miệt vườn

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Một thoáng... miệt vườn Empty Một thoáng... miệt vườn 2011-06-29, 10:50 am

travelvietnam

travelvietnam
Thành Viên Cấp 2
Thành Viên Cấp 2

Mới đầu hè, Hà Nội
đã phải chịu đợt nóng dữ dội. Nhận được giấy mời dự đám cưới một đứa
cháu ở TP. Hồ Chí Minh, gia đinh tôi làm một chuyến vô Nam, vừa là tình
nghĩa, vừa là đợt nghỉ hè bổ ích, tìm hiểu thêm mấy tỉnh miền Tây, đặc
biệt là miệt vườn mà gia đinh chúng tôi chỉ mới nghe nhìn trên màn ảnh
nhỏ đa xuýt xoa: bao giờ được tắm mình trong khí hậu mát lành của vườn
cây Nam Bộ, hái ăn những trái xoài, dừa, mít tố nữ, sầu riêng chín cây…


Để đi được nhiều nơi, chúng tôi không bám theo một tour du lịch nào, thuê riêng một chiếc ôtô 12 chỗ mà người lái có thâm niên chở khách du lịch,
biết rõ những địa danh, chùa chiền, đặc sản nổi tiếng từng vùng. Thăm
chợ nổi ở Cần Thơ, không phải chợ diễn ra ngay tại bến Ninh Kiều như tôi
hình dung, mà phải lên xuồng đi trên sông độ hơn 2 cây số. Đi xuồng
trên sông cũng là một cái thú! Xuồng khách du lich xuôi dòng cùng những thuyền nhỏ chèo tay đi chợ nổi.

Một thoáng... miệt vườn F28IMG4559

Ấn tượng nhất với tôi là chuyến đi thăm 4 cù lao Long, Lân, Quy, Phụng ở khúc sông Tiền Giang, bên này là thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), bên kia là thành phố Bến Tre.
Nhìn trên bản đồ: 4 cù lao đó như 4 con cá đang bơi dọc sông, mà cồn
Lân lớn hơn cả, như con cá mẹ với 3 cá con lòng ròng bơi theo.

Tối hôm trước, chúng tôi nghỉ tại một khách sạn ven sông bên Mỹ Tho. Chỉ
mấy bước qua đường đã gặp Chợ Đêm, thực sự là một khu ẩm thực cho khách
du lịch. Khu Chợ Đêm
đèn sáng tới khuya và khá phồn tạp trên bờ, nhưng nhờ nhà hàng nổi 3
tầng như một khách sạn lớn đèn chăng rực rỡ dưới sông làm sang hẳn khu
Chợ Đêm. Từ bờ ra tới nhà hàng nổi, một dải lục bình dày đặc, ngỡ như
thảm cỏ trang trí cho cảnh quan, nhà hàng càng giống một khách sạn.

Sáng sớm hôm sau, tôi mang máy ảnh định ra bờ sông ghi cảnh buổi sớmtrên
sông Tiền thì rất ngạc nhiên vì cái Chợ Đêm phồn tạp, ngổn ngang hàng
quán bàn ghế đêm qua bỗng biến mất. Chỉ còn khoảng sân gạch mênh mông
sạch sẽ, không vương một cọng rác như chưa từng có Chợ Đêm hôm qua, cả
chục chiếc ôtô du lịch đậu vẫn lọt thỏm. Lúc này mới thấy ngôi nhà dịch vụ du lịch sinh thái của Công ty du lịch
Mê Kông tour khá khang trang, nổi bật bên bờ sông. Một sự phân chia
thời gian sử dụng bến sông thật rạch ròi. Ban ngày là hoạt động của tổ
chức du lịch thì Chợ Đêm phải biến mất, không còn dấu tích gì trên bến sông sạch đẹp!

Anh Thạnh lái xe đã thuê riêng cho chúng tôi chiếc xuồng máy của Công ty TNHH du lịch
Việt Nhật, giá 600.000 đồng, tham quan cả 4 cù lao nói trên (cộng cả
tiền dịch vụ các điểm hoạt động vui chơi trên cù lao). Gia đình tôi 9
người, thoải mái trên xuồng máy 14 ghế. Chị Lan, một phụ nữ đậm sức vóc
của người quen sông nước, điều khiển xuồng thành thạo và dẫn khách đi
thăm các điểm hoạt động trên bờ. Sau tôi hỏi ra mới biết, vợ chồng chị
làm cho Công ty TNHH du lịch
Việt Nhật, nhưng hai xuồng đó là sở hữu riêng của gia đình chị, nằm
trong số hơn hai chục chiếc xuồng của Công ty. Vậy công ty chỉ là một
đơn vị nhỏ trong nhiều đơn vị của Mekong tour. Chủ là một người Nhật,
doanh nhân một ngành khác, nhưng đầu tư thêm, lập công ty này với một
người Việt trực tiếp điều hành.

Sông Tiền mênh mông, một trận mưa ập xuống làm mặt sông tối lại, sấm rền
vang, hơi rợn ngợp một cảm giác thích thú mới lạ, nhưng xuồng có mái
che và trên đầu mỗi ghế dựa đều có phao cứu sinh nên khá yên tâm.

Điểm đầu tiên chúng tôi “đổ bộ” là cồn Lân (tức Thới Sơn, thuộc tỉnh Tiền Giang,
tôi thích địa danh này hơn, vì âm hưởng rất Nam Bộ). Chúng tôi “lạc”
vào một khu nhà vườn sum suê cây lá và các loại hoa kiểng, những ngôi
nhà đều dựng bằng gỗ, tre, mái lợp lá. Từng nhóm khách du lich
đang tản ra, bị hút vào từng điểm mà mình thích thú. Nhóm người lớn
thành thị thì xúm quanh đõ ong, chăm chú nghe giới thiệu về sinh hoạt
loài ong, xem con ong chúa và nếm mật ong. Mấy đứa cháu tôi thì quây lấy
con trăn to bằng bắp chân người lớn, dài hơn chiếc đòn gánh, thách nhau
quàng con trăn lên cổ để chụp ảnh. Vào bàn nước, được các cô gái pha
trà với mậtong mời khách, khách du lich được nếm cả sữa ong chúa. Trên bàn đã bày những đĩa trái cây như hồng xiêm, xoài, dưa hấu gọt sẵn… miễn phí.

Đến gian nhà rộng có đờn ca tài tử Nam Bộ thì các khách du lich
tập trung lắng nghe, ai cũng biết đây là nghệ thuật đặc sản của miền
Nam, là văn hoá dân gianchất lượng cao. Một nhóm Tây ba lô thích thú
không chỉ vì những làn điệu lạ, mà còn vì những cô gái khá xinh đẹp, áo
dài màu tha thướt, đặc biệt có một em gái chạc 9 - 10 tuổi có giọng ca
lảnh lót, hứa hẹn là một ngôi sao trong nghệ thuật đờn ca.

Chợt một thoáng nghĩ đến người xưa trong một làn điệu ca trù: “Hồng hồng
tuyết tuyết… mới ngày nào đã biết cái chi chi…”. Ở tuổi mình, liệu còn
dịp trở lại vùng này, gặp lại cô bé áo hồng khi cô thành một ngôi sao
của văn nghệ miệt vườn?

Dẫu được biết tiết mục nghe miễn phí, nhưng mấy ai đành lòng dứt áo mà
không “boa” ít nhiều cho các cô gái hát và các nghệ sĩ đờn tận tuỵ hết
mình. Ngồi sát nhóm biểu diễn là mấy anh Tây ba lô, nghe đâu cũng không
hào phóng lắm, là dân nghèo đi du lịch.
Nhóm chúng tôi ngồi xa hơn, nhưng lại có nhu cầu “nhổ neo” sớm để kịp
giờ hẹn với cô Lan lái xuồng. Tôi muốn “boa” mà không rõ ai là trưởng
nhóm đờn ca để đưa, trước khi rời đi. Chợt nhớ có cô bé, nhân vật đặc
biệt để khách có thể trao quà cho cả nhóm một cách tế nhị, tôi đưa tiền
“boa” cho cháu và nói lời cảm ơn các nghệ sĩ. Chắc chắn “ta ba lô” đã
làm vậy, cánh “Tây ba lô” không thể “boa” ít hơn!.

Chúng tôi rời cù lao Thới Sơn bằng cách xuống một chiếc thuyền chèo tay
của hai ông cháu, theo một con lạch nhỏ gọi là lạch Bà Tồn. Con lạch chỉ
đủ cho hai thuyền tránh nhau, quanh quất luồn lách dưới vòm dừa nước
giao tán xen kẽ những cây bánh lái, cây ô gô lá răng cưa điểm bông (hoa)
trắng với dây cóc kèn quấn quýt…Ông lái cho biết, mỗi ngày chủ chỉ trả
15 ngàn đồng một thuyền, còn lại là nhờ vào tiền “boa” của khách du lich.
Tôi chắc cũng không ai làm ngơ “miễn phí” với hai ông cháu! Ra đến cửa
lạch mới hay trời đang nắng, sông Tiền mở ra mộtvùng nước trắng mênh
mông, rộng gấp mấy lần hồ Tây của Hà Nội. Xuồng nhằm hướng một cù lao khác thuộc Bến Tre,
bờ bên kia sông Tiền. Sắp cập bờ thì một cơn mưa bóng mây ào qua, chúng
tôi vội vã xuyên màn mưa lên bờ, nhằm hướng một khách sạn ngay đầu bến
để tránh mưa, vẫn còn kịp nhìn mấy chữ nhòa mờ đầu bến Cồn Phụng, ấp 10,
Tân Thanh - Châu Thành, Bến Tre. Đằng sau vẻ đẹp đô thị của khách sạn rực rỡ những lùm bông giấy, hoá ra là trại nuôi cá sấu nằm ở cuối cồn…

Cồn Quy là nơi chúng tôi dừng ăn trưa. Giữa một hồ sen rất rộng điểm
xuyết những bông sen hồng là sàn gỗ nổi, kê bàn ăn và bếp núc của nhà
hàng. Món ăn chính được khách gọi đã đưa ra, cách bày đĩa cũng ấn tượng:
hai con cá tai tượng chiên giòn, dựng đứng trong khung gỗ bày trên đĩa
như hai con cá sống đang bơi… về phía rổ rau tươi đầy tú hụ, mở đầu cho
bữa cuốn cá tươi sông Tiền với các vị rau miệt vườn Bến Tre…

Thế là trọn một ngày tươi mát, nghĩa dùng riêng cho người yêu thiên nhiên và các em nhỏ, người cao tuổi!


Theo du lich Viet Nam

anda.songvedem

anda.songvedem
Thành Viên Cấp 7
Thành Viên Cấp 7

UP........

http://me.zing.vn/kindaichinc/profile

|{€ñ.ä£øñ€

|{€ñ.ä£øñ€
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

hEy .. cái nài thì.. hết xẫy @@

http://kenalone.cu.to

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết