Vì còn những cái nghèo còn hơn tiền bạc.
Và bắt đầu chớm những con chữ từ một thứ cảm xúc tương ngộ nơi người khác, mỉa mai lắm cái sự khô khan của chính mình, đến cảm xúc còn đi vay mượn.
Mượn chút trầm tư từ người nhạc sĩ, từ người nghệ sĩ giấu mặt sau tiếng đàn, tự tôi, tôi không vẽ được tâm tư cho mình...
Tôi nhắm mắt, nhắm thật sâu cho đến khi những nỗi buồn hiện ra thật rõ, nỗi chơi vơi quện lắng thật đậm màu... tôi đã thấy khóe mắt mình cay cay, ươn ướt.
Tôi nghèo mọi phương diện, nghèo từ tiền mành còn chút đỉnh, nghèo cả những tình thân xung quanh, nghèo những tin nhắn bè bạn... Tôi vay mượn đủ đường, từ những con chữ, từ những bài học gắn cả đường sự nghiệp vào đấy; từ nỗi buồn man mác của ai kia đang vơi, tôi vớt lấy một ít, để cho nỗi vơi kia đổ vào tôi lại dập dềnh trở lại. Tôi nghèo cả những ước mơ, đã lâu lắm rồi tôi chỉ thấy trời trong trong, trong đến mức làm tôi nhớ những vụn mây tròn trĩnh của ngày ấy, thế nên, làm sao tôi kiếm được vài vì sao cho mình đây?
Con người, cao ngạo từ lúc sinh ra, tham vọng từ thuở sinh ra, rồi mài mòn tâm trí mình dần dần theo năm tháng. Thuở nhỏ, ước lên cung trăng cơ đấy, nhưng mà càng lớn càng biết là điều đó không khả thi, thôi đành gác lại chuyện xưa như là kỉ niệm ấu thơ đánh dấu một ước mơ vĩ đại ngày nào. Thuở nhỏ, ước mình có thể đứng trong hàng ngũ những kẻ nhất của nhân loại, nhưng mà càng lớn càng thấy bao nhiêu chông gai cho hành trình khẳng định một vị trí, thôi thì đành quên điều kia mà nhớ điều này: "vì ta là con người, vì con người suy cho cùng cũng chỉ là một tạo vật, hay cho gọn ghẽ là ta tầm thường" hay cho hoa hòe là "ta là kẻ bình thường nhất thế giới rồi thôi!" để đành đứng yên, bất động. Cái sự nghèo đói vật chất đã chất đầy khủng hoảng, cũng chưa bằng cái nghèo dần đều từ những thứ chẳng bao giờ được đếm đong, chẳng bao giờ bị đánh thuế.
Cũng giống như tôi đã phớt lờ đi lời khẩn thiết của ai đó ngoài kia - nói mới biết, tôi còn nghèo nốt chút tình thương đơn giản, vì giàu nghi kị với người quá - tôi cũng bị phớt lờ. Người nhìn tôi mai mỉa, còn tôi, tự nhắc mình như thể đã vô phương: "đừng có mà tự bơ mình luôn đấy!"...
Thực ra, cái sự vô tâm cũng có tác dụng riêng của nó. Nếu phẫn uất, nếu thấy bất đắc quá thì hãy làm điều gì đó mới mẻ hơn đi. Sao không nguệch một đường kẻ màu lên trang giấy? Sao không đi cho đến lạc cả lối về? Sao không thử xáo trộn mình lên một chút? Những món thập cẩm có sức hấp dẫn của riêng nó. Ừ thì hãy theo triết lí của người nghiền ăn đồ trộn, xáo tung cuộc sống lên, nếm đủ hương vị lần lượt tan trên đầu lưỡi và rồi tấm tắc ấn tượng. Chờ đợi những biến chuyển từ đâu, chi bằng thay cho lòng mình một chút nhựa mới? Lớn lên, chính là tự độc lập hóa chính mình, tự làm mình vận động, tự xoay chuyển mình chứ chẳng phải chờ thời cuộc gì to tát.
Đối diện với cái nghèo, ta cũng chỉ băn khoăn những điều đơn giản thế này thôi: "nghèo tiếp hay giàu lên?". Câu trả lời hiển nhiên rành rành nhưng ta cứ vờ hoài như là đồ ngốc... Can đảm làm một kẻ sáng trí, bắt đầu từ sự học lấy những giá trị mong manh trong cái nghèo: học lấy chân thiện mĩ thuần túy của sự giàu có, học lấy chân tình trong mỗi quan tâm nhỏ nhoi khi ta bắt đầu vươn lên. Hơn hết là hiểu ra: "Chính bản thân mình mới là tường rào khó vượt qua nhất!"
Và bắt đầu chớm những con chữ từ một thứ cảm xúc tương ngộ nơi người khác, mỉa mai lắm cái sự khô khan của chính mình, đến cảm xúc còn đi vay mượn.
Mượn chút trầm tư từ người nhạc sĩ, từ người nghệ sĩ giấu mặt sau tiếng đàn, tự tôi, tôi không vẽ được tâm tư cho mình...
Tôi nhắm mắt, nhắm thật sâu cho đến khi những nỗi buồn hiện ra thật rõ, nỗi chơi vơi quện lắng thật đậm màu... tôi đã thấy khóe mắt mình cay cay, ươn ướt.
Tôi nghèo mọi phương diện, nghèo từ tiền mành còn chút đỉnh, nghèo cả những tình thân xung quanh, nghèo những tin nhắn bè bạn... Tôi vay mượn đủ đường, từ những con chữ, từ những bài học gắn cả đường sự nghiệp vào đấy; từ nỗi buồn man mác của ai kia đang vơi, tôi vớt lấy một ít, để cho nỗi vơi kia đổ vào tôi lại dập dềnh trở lại. Tôi nghèo cả những ước mơ, đã lâu lắm rồi tôi chỉ thấy trời trong trong, trong đến mức làm tôi nhớ những vụn mây tròn trĩnh của ngày ấy, thế nên, làm sao tôi kiếm được vài vì sao cho mình đây?
Cũng giống như tôi đã phớt lờ đi lời khẩn thiết của ai đó ngoài kia - nói mới biết, tôi còn nghèo nốt chút tình thương đơn giản, vì giàu nghi kị với người quá - tôi cũng bị phớt lờ. Người nhìn tôi mai mỉa, còn tôi, tự nhắc mình như thể đã vô phương: "đừng có mà tự bơ mình luôn đấy!"...
Thực ra, cái sự vô tâm cũng có tác dụng riêng của nó. Nếu phẫn uất, nếu thấy bất đắc quá thì hãy làm điều gì đó mới mẻ hơn đi. Sao không nguệch một đường kẻ màu lên trang giấy? Sao không đi cho đến lạc cả lối về? Sao không thử xáo trộn mình lên một chút? Những món thập cẩm có sức hấp dẫn của riêng nó. Ừ thì hãy theo triết lí của người nghiền ăn đồ trộn, xáo tung cuộc sống lên, nếm đủ hương vị lần lượt tan trên đầu lưỡi và rồi tấm tắc ấn tượng. Chờ đợi những biến chuyển từ đâu, chi bằng thay cho lòng mình một chút nhựa mới? Lớn lên, chính là tự độc lập hóa chính mình, tự làm mình vận động, tự xoay chuyển mình chứ chẳng phải chờ thời cuộc gì to tát.
Đối diện với cái nghèo, ta cũng chỉ băn khoăn những điều đơn giản thế này thôi: "nghèo tiếp hay giàu lên?". Câu trả lời hiển nhiên rành rành nhưng ta cứ vờ hoài như là đồ ngốc... Can đảm làm một kẻ sáng trí, bắt đầu từ sự học lấy những giá trị mong manh trong cái nghèo: học lấy chân thiện mĩ thuần túy của sự giàu có, học lấy chân tình trong mỗi quan tâm nhỏ nhoi khi ta bắt đầu vươn lên. Hơn hết là hiểu ra: "Chính bản thân mình mới là tường rào khó vượt qua nhất!"