Nhiều bạn trẻ luôn có những phát ngôn hùng hồn, hành động cao đẹp trên Facebook, nhưng đó lại không phải cuộc sống hiện thực.
"Anh hùng bàn phím"
“Chém gió” là một từ đã rất thông dụng hiện nay. Mọi người nghĩ rằng nó đồng nghĩa với từ “bốc phét”. Nhưng thật sự có phải không? "Chém gió" mang đến một ý nghĩa vui vẻ và cũng là một yếu tố để thể hiện khả năng “nổ to” của các hiệp sĩ. Bất kì lĩnh vực nào, các "anh hùng" cũng tỏ rõ “sự hiểu biết" của mình.
Bạn Hoàng Thắng chia sẻ: "Trên Facebook có một bạn bằng tuổi mình luôn khoe rằng chưa bao giờ phải nghĩ đến việc đóng tiền học phí vì học quá “đỉnh” và luôn nhận được học bổng. Gặng hỏi mình mới biết bạn ấy học trường Chu Văn An, Hà Nội, nhưng một vài bạn cũng học trường này lại quả quyết rằng trong trường không có ai hoàn hảo như thế. Từ đó, mình hoàn toàn sụp đổ trước hình tượng "cậu bé nói dối"".
"Anh hùng bàn phím" luôn tỏ rõ sự hiểu biết, "bùng nổ" trên Facebook nhưng dù kiến thức chẳng có bao nhiêu (Ảnh minh họa)
Hay mới đây nhất trong vụ “khẩu chiến” giữa teen Nam Định và Thanh Hóa, bạn Vũ Ngọc Huy đã hùng hồn tuyên bố xúc phạm sâu sắc đến người Nam Định bằng những từ như rẻ rách, ”hai ngón”. Nhưng sau đó, khi bị truy lùng gắt gao trên các trang mạng xã hội, bạn đã phải cúi mình xin lỗi.
“Nói thì hay, làm rất dở"
Các bạn trẻ hiện nay có rất nhiều ý tưởng, dự định cao đẹp nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy được rằng, không phải điều gì cũng có thể thực hiện được theo ý mình. Rất nhiều hình ảnh bà cụ già nghèo khổ, các em bé đáng thương phải bươn trải kiếm sống từng ngày được đăng tải trên mạng, và lập tức thu hút được hàng nghìn lượt chia sẻ. Bên cạnh đó là những bình luận của cộng đồng mạng: "Cháu thương bà quá” hay “Ai đó nhìn thấy bà xin hãy đừng bước qua, xin hãy gửi đến bà một chút tình thương, không nhất thiết đó phải là vật chất mà có khi chỉ là những cái nắm tay cảm thông”.
Nhưng thực tế, trong một chương trình truyền hình đã từng dựng lên hình ảnh một bà cụ già đang đi đường thì bị ngất. Thử hỏi lúc đó có bao nhiêu sinh viên đứng lại hỏi thăm bà cụ hay chỉ là những bước chân vô tình vội vàng bước qua? Có thể thấy, một hành động cụ thể, dù là rất nhỏ như dắt người già qua đường, xách đồ dùm cũng ý nghĩa hơn nhiều so với những lời nói "đao to, búa lớn" nhưng cực kỳ sáo rỗng.
Hậu quả khó lường
Nhiều bạn trẻ thường xuyên lên mạng và "chìm đắm" trong thế giới ảo. Chính “trào lưu” sống ảo đó đã khiến cho những “anh hùng chém gió” đã và đang có "đất" để tung chiêu. Họ làm như vậy để cư dân mạng ghen ăn tức ở, để lấy oai với mọi người, quên đi thực tại của bản thân, giết thời gian một cách vô bổ...
Nhưng khi làm điều đó, các bạn đã gián tiếp hủy hoại nhân cách, nói dối nhiều sẽ trở nên quen miệng và "level" ngày càng cao. Nguy hiểm hơn, nhiều bạn còn mang cả "thế giới ảo" vào đời sống thực sẽ dễ đánh mất lòng tin với mọi người. Chưa kể bạn phải luôn sống trong trạng thái lo sợ người khác sẽ phát hiện ra sự thật của mình.
"Anh hùng bàn phím"
“Chém gió” là một từ đã rất thông dụng hiện nay. Mọi người nghĩ rằng nó đồng nghĩa với từ “bốc phét”. Nhưng thật sự có phải không? "Chém gió" mang đến một ý nghĩa vui vẻ và cũng là một yếu tố để thể hiện khả năng “nổ to” của các hiệp sĩ. Bất kì lĩnh vực nào, các "anh hùng" cũng tỏ rõ “sự hiểu biết" của mình.
Bạn Hoàng Thắng chia sẻ: "Trên Facebook có một bạn bằng tuổi mình luôn khoe rằng chưa bao giờ phải nghĩ đến việc đóng tiền học phí vì học quá “đỉnh” và luôn nhận được học bổng. Gặng hỏi mình mới biết bạn ấy học trường Chu Văn An, Hà Nội, nhưng một vài bạn cũng học trường này lại quả quyết rằng trong trường không có ai hoàn hảo như thế. Từ đó, mình hoàn toàn sụp đổ trước hình tượng "cậu bé nói dối"".
"Anh hùng bàn phím" luôn tỏ rõ sự hiểu biết, "bùng nổ" trên Facebook nhưng dù kiến thức chẳng có bao nhiêu (Ảnh minh họa)
“Nói thì hay, làm rất dở"
Các bạn trẻ hiện nay có rất nhiều ý tưởng, dự định cao đẹp nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy được rằng, không phải điều gì cũng có thể thực hiện được theo ý mình. Rất nhiều hình ảnh bà cụ già nghèo khổ, các em bé đáng thương phải bươn trải kiếm sống từng ngày được đăng tải trên mạng, và lập tức thu hút được hàng nghìn lượt chia sẻ. Bên cạnh đó là những bình luận của cộng đồng mạng: "Cháu thương bà quá” hay “Ai đó nhìn thấy bà xin hãy đừng bước qua, xin hãy gửi đến bà một chút tình thương, không nhất thiết đó phải là vật chất mà có khi chỉ là những cái nắm tay cảm thông”.
Nhưng thực tế, trong một chương trình truyền hình đã từng dựng lên hình ảnh một bà cụ già đang đi đường thì bị ngất. Thử hỏi lúc đó có bao nhiêu sinh viên đứng lại hỏi thăm bà cụ hay chỉ là những bước chân vô tình vội vàng bước qua? Có thể thấy, một hành động cụ thể, dù là rất nhỏ như dắt người già qua đường, xách đồ dùm cũng ý nghĩa hơn nhiều so với những lời nói "đao to, búa lớn" nhưng cực kỳ sáo rỗng.
Hậu quả khó lường
Nhiều bạn trẻ thường xuyên lên mạng và "chìm đắm" trong thế giới ảo. Chính “trào lưu” sống ảo đó đã khiến cho những “anh hùng chém gió” đã và đang có "đất" để tung chiêu. Họ làm như vậy để cư dân mạng ghen ăn tức ở, để lấy oai với mọi người, quên đi thực tại của bản thân, giết thời gian một cách vô bổ...
Nhưng khi làm điều đó, các bạn đã gián tiếp hủy hoại nhân cách, nói dối nhiều sẽ trở nên quen miệng và "level" ngày càng cao. Nguy hiểm hơn, nhiều bạn còn mang cả "thế giới ảo" vào đời sống thực sẽ dễ đánh mất lòng tin với mọi người. Chưa kể bạn phải luôn sống trong trạng thái lo sợ người khác sẽ phát hiện ra sự thật của mình.
Giỏi bày trận giả múa loi nhoi,
Đứa rót hôi tanh, kẻ thiệt thòi
Lảm nhảm vài câu thua rú mọi...
Huyên thuyên khắp chốn tựa gà nòi
Cá thì rao, cốt khoe sành sỏi...
Tên mãi giấu, vì sợ lẻ loi!
Bàn phím anh hùng, vua xỉa xói...
Diễn tuồng đều đặn kiếm người coi!!!
Đứa rót hôi tanh, kẻ thiệt thòi
Lảm nhảm vài câu thua rú mọi...
Huyên thuyên khắp chốn tựa gà nòi
Cá thì rao, cốt khoe sành sỏi...
Tên mãi giấu, vì sợ lẻ loi!
Bàn phím anh hùng, vua xỉa xói...
Diễn tuồng đều đặn kiếm người coi!!!