22/06/2009) | |||
Công thức 1: “Đổ” đầy sao vào một bộ phim? Công thức này quá phổ biến cho những nhà sản xuất trong nước những năm gần đây, ít nhiều đã tạo thành độ “hot” cho các phim như Giải cứu thần chết, Dòng máu anh hùng, Đẻ mướn... Nhưng với Cổng địa ngục thì mọi chuyện hoàn toàn ngược lại: không một “ngôi sao” nào, thậm chí không một diễn viên chuyên nghiệp nào. Vậy mà nó đã tạo nên một cơn sốt trên các diễn đàn điện tử... một cú shock của các cú shock. Công thức 2: Đầu tư lớn và đạo diễn nổi tiếng Cổng địa ngục hoàn toàn không nằm trong công thức này. Vì đây là bộ phim đầu tay của một đạo diễn sân khấu – Đoàn Trạch Lãm (tức Anh Khanh), đầu tư trên dưới 100 triệu (chỉ bằng 1/150 của Huyền thoại bất tử và 1/200 của Dòng máu anh hùng). Được biết, với kinh phí hạn hẹp như vậy, một mình Đoàn Trạch Lãm đã phải đảm nhận nhiều vai trò trong bộ phim, ngoài biên kịch và đạo diễn, anh còn phải thủ vai chính (bầu show Khanh trong phim), tự làm nhạc, thiết kế mỹ thuật, edit phim và là nhà tự sản xuất... Một cảnh trong Cổng địa ngục Công thức 3: PR mạnh mẽ? Cổng địa ngục là một bộ phim với câu chuyện hoàn toàn không giống câu chuyện của bất cứ bộ phim nào – một bộ phim “khó xem” đối với thói quen xem phim Việt thông thường. Việc bản demo bị lộ trên cũng có thể là chiêu thức PR, cũng có thể không, chắc chắn bộ phim sẽ không gặp thuận lợi trong bước cuối cùng – khâu kiểm duyệt trước khi được phát hành chính thức... Cho dù bản nháp phim trôi trên mạng một cách tự nhiên hay cố tình, thì cơn “sốt” về lượt người truy cập là một ngoại lệ tại thị trường phim ảnh của chúng ta hiện nay. Cú “ghi bàn” ngoạn mục của Cổng địa ngục đủ để cho các nhà làm phim đem hiện tượng “hot phim” này ra mổ xẻ. Hy vọng sẽ tìm ra được một số công thức mới cho phương thức làm phim, hoặc chí ít cũng hiểu thêm về bội số chung thị hiếu của khán giả Việt. Câu chuyện khó đoán trước Có thể nói, nhà biên kịch Đoàn Trạch Lãm đã rất thành công khi tạo dựng được một câu chuyện phim với những tình tiết khiến người xem bị tò mò, khó đoán trước diễn biến của vụ giết người. Câu chuyện phim mới, ý tưởng khá lạ - bộ phim là lời cảnh báo cho những kẻ làm bậy, sống ác, không xứng đáng sẽ bị trừng phạt. Đây cũng là môtip quen thuộc thiện – ác nhưng được tác giả khai thác và thể hiện ở một góc nhìn ít ai ngờ tới. Tác giả đã bày tỏ ước muốn diệt ác rất rõ ràng. Cảnh phim Cổng địa ngục Dàn dựng chân thật đến như thật Toàn là dàn diễn viên nghiệp dư, đa phần lần đầu tiên đóng phim vì thế rất phù hợp với ý tưởng diễn xuất chân thật đến mức giống hệt như những gì ngoài đời của đạo diễn. Các diễn viên đi đứng, ăn nói, chửi thề... đều rất thật. Xem phim, người ta ngỡ ngàng như phim được quay lén, diễn viên không trang điểm, chỉ trừ một số nhân vật bắt buộc phải trang điểm... Âm nhạc tạo cảm xúc tốt cho hình ảnh Mặc dù đây mới chỉ là bản nháp, nhưng đã thấy phần âm nhạc được đầu tư về công sức và sáng tạo rất nhiều. Âm nhạc của Cổng địa ngục có sức thuyết phục cao khi dẫn dắt hình ảnh. Cách hòa âm phối khí khá chuẩn đã tăng không khí cho phim. Đạo diễn đã đúng khi coi trọng phần nhạc của phim. Ngôn ngữ hình ảnh đầy ẩn ý Góc máy quay không được đầu tư về kỹ thuật nhưng cách diễn tả ngôn ngữ hình ảnh làm người xem dễ nhận ra, đây là sự cố tình của đạo diễn. Khung hình bình thường tạo “góc nhìn dơ bẩn”, bố cục rối rắm không chuẩn. Phải chăng đây là ý đồ táo bạo của đạo diễn khi cố tình làm vậy, để lột tả về một “Cổng địa ngục”. Hình ảnh phim thường bị tiền cảnh cắt chém, bố cục lệch, được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là máy luôn rung, động. Điều này làm lộ rõ ý đồ của đạo diễn muốn diễn tả sự bất an của số phận, cuộc sống nhân vật đang mất thăng bằng, sự ngột ngạt của tình người và nhiều nỗi đau cứ cắt ngang trong đời của nhân vật... Đạo diễn Đoàn Trạch Lãm Mạch phim – logic không gượng ép Diễn biến câu chuyện tự nhiên. Sự xung đột và mâu thuẫn của phim được đẩy lên dần dần và được giải quyết một cách đúng lúc. Thoại của phim rất giống với ngoài đời. Phim có tư tưởng và ý thức giáo dục rõ ràng. Tác giả muốn tiêu diệt kẻ xấu, cái ác và sự thiếu văn hóa. Nhưng để làm được điều đó phải là sự nỗ lực của toàn bộ xã hội được thực thi theo luật pháp chứ không phải là vài cá nhân đơn lẻ, cực đoan. Những vụ giết người xuất phát từ suy nghĩ cực đoan – cách mượn những hình ảnh khủng khiếp – kinh dị này nhằm để răn đe những con người sống giả dối và thiếu ý thức xã hội. Tác giả muốn hắc lại câu “đời là bể khổ”, đã biết là vậy, nhưng tại sao con người của ngày hôm nay vẫn tiếp tục gây nên nhiều đau khổ cho nhau, phải chăng do dục vọng, sân si đang chiếm hữu quá nhiều trong mỗi con người? Vậy phải thế nào mới làm cho đời bớt khổ đau? ... Bộ phim là một bản luận cứ triết lý rõ ràng: Đôi lúc ta thấy đời đẹp nhưng không đẹp, có khi ta nghĩ đời xấu nhưng không xấu. Phải chăng xấu – đẹp đều là do cách nhìn, cách đặt vấn đề hoặc hệ quy chiếu đặt có chính xác hay không? Nói tóm lại nghệ thuật phải có trách nhiệm chuyển tải giá trị đích thực. Người xem có quyền thưởng thức nghệ thuật theo cách riêng của mình. Một bộ phim hay thì giá trị để laij trong lòng người xem là giá trị thật, là cảm xúc thật, nó sẽ khiến người xem suy ngẫm và trăn trở nhiều hơn, vì đặc tính của con người là biết chia sẻ nỗi đau và hạnh phúc. Nó có giá trị gấp nhiều lần, hơn hẳn một bộ phim rỗng tuếch, nhợt nhạt. Hy vọng bản nháp “cổng địa ngục” sớm trở thành một bộ phim hoàn chỉnh và có thể trở thành một tâm điểm trên các diễn đàn bình luận về điện ảnh chính thống... |
DIỄN ĐÀN CÀ MAU