DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Trục lợi từ nỗi đau chia ly

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ToAnyØne

ToAnyØne
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Kì 1:Xưng nhìu tên để lừa tiền
Rất ngẫu nhiên, ít nhất năm gia đình đã đăng ký tìm người thân bị mất tích của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly nhận được thông tin về người thân từ Campuchia.

Tuy nhiên, việc những tin vui này đến cùng một nơi, từ những người có
tên khác nhau nhưng lại chung một nghề nghiệp, khi là phóng viên thuộc
Bộ Thông tin Campuchia, khi là thiếu tá tình báo đã đặt ra nhiều nghi
vấn.
Trục lợi từ nỗi đau chia ly ImageView
Tấm hình một người mẫu Campuchia được Triển lấy trên mạng gửi cho anh Lê Khắc Giàu và mạo nhận là con gái anh

Từ nhà báo đến thiếu tá tình báo

Người đầu tiên nhận được tin tìm được người thân từ Campuchia là anh
Nguyễn Minh Châu ở Tiền Giang. Anh Châu là nhân vật rất quen với cộng
đồng mạng bằng câu chuyện cảm động lập website tìm con gái Trường An và
bạn là Diễm My bị mất tích từ năm 1996.

Người báo tin tự xưng là Nguyễn Tiến Triển, phóng viên thời sự chính trị
Ban Việt ngữ thuộc Bộ Thông tin Campuchia. Triển cho biết trong chuyến
công tác tại Siem Reap đã gặp một cô gái tên Sau Nari, 20 tuổi, có khuôn
mặt rất giống bé An đang bán tại tiệm vàng. Triển tìm hiểu và được biết
cô bé được một người đàn bà mua về từ năm 5 tuổi với giá hai cây vàng,
khi đó bé có tên là Trường An và gia đình có mướn một vú nuôi chăm sóc.

Quá vui mừng vì lai lịch của Sau Nari trùng khớp với con gái, vợ chồng
anh Châu đã đi xe máy một mạch từ Tiền Giang qua An Giang ngay trong đêm
theo lời hẹn của Triển. Gặp anh Châu, Triển hứa sẽ tìm lại người vú
nuôi để xác minh và lên Siem Reap chụp lại hình Sau Nari gửi sang.

Tuy nhiên, Triển tỏ vẻ thật tình là do đi lại tốn kém mà bản thân không
có điều kiện nên đề nghị anh Châu hỗ trợ kinh phí. Không ngại ngần, anh
Châu đã rút 15 triệu đồng đưa cho Triển không chút đắn đo, đầy hi vọng
đợi tin của Trường An.

Sau đó ít lâu, vào tháng 5-2010, anh Lê Khắc Giàu tại Thanh Hóa - người
đang tìm con gái là Lê Thanh Trang, sinh năm 1995, bị mất tích năm 1998 -
đã nhận được điện thoại từ số máy +85597607... cũng của một phóng viên
Ban Việt ngữ của Bộ Thông tin Campuchia có tên Nguyễn Đại Bách Tùng báo
tin về một cô bé tên Sra Na với lai lịch giống như cháu Thanh Trang.

Giống như câu chuyện về con gái anh Châu, Tùng cho biết Sra Na được một
gia đình Hoa kiều ở Kompong Som mua về với giá bốn cây vàng từ một cặp
vợ chồng người miền Trung VN.

Sra Na nay đã 16 tuổi, bằng tuổi Thanh Trang và lúc nhỏ cũng có vú nuôi
(!). Kèm theo thông tin, Tùng gửi về cho anh Giàu ảnh của Sra Na và hai
tấm ảnh của mình đang tác nghiệp. Tùng vẽ ra kế hoạch rất khoa học từ
việc đi tìm người vú nuôi năm xưa xác minh, sau đó sẽ đưa Sra Na về VN
gặp anh Giàu để xét nghiệm ADN. Tùng còn hứa vì là nhà báo nên thủ tục
pháp lý nhận lại con anh Giàu cứ để Tùng lo liệu.

Tuy nhiên, giữa lúc anh Giàu đang nửa mừng vui nửa bối rối thì chỉ vài
ngày sau đó, ngày 29-5-2010, Tùng điện thoại sang yêu cầu gửi gấp 2
triệu riel (khoảng 8 triệu VND) để lo việc tìm kiếm.

Trong khi anh Giàu chưa kịp gửi tiền thì giữa tháng 6-2010, một Việt
kiều Mỹ tên Tuấn đang tìm người thân trên một website khác đã gửi thư
cho chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, cho biết Nguyễn Đại Bách
Tùng vừa gọi điện cho anh và cung cấp thông tin rất trùng khớp với hai
đứa cháu Giang Thị Thực và Nguyễn Giang Xuân Huy bị mất tích trên biển
năm 1982.

Sau hai cuộc điện thoại, Tùng yêu cầu anh Tuấn gửi 1.000 USD để làm lộ
phí. Số tiền này sẽ gửi qua một người tên Mai Chí Thiện (đường Nguyễn
Thị Nhỏ, Q.6, TP.HCM). Anh Tuấn đang bán tín bán nghi thì Tùng nói mình
còn có tên Campuchia là Sao Sareth, anh Tuấn có thể chuyển qua Western
Union tại Campuchia theo tên này và “hạ giá” còn 500 USD.

Không cam lòng thờ ơ trước thông tin về hai đứa cháu máu mủ của mình, anh Tuấn đã chặc lưỡi gửi 300 USD qua Campuchia cho Tùng.
Trục lợi từ nỗi đau chia ly ImageView
Anh Nguyễn Minh Châu và nỗi đau 15 năm mất con, nay lại bị Triển lợi dụng lừa tiền - Ảnh: CTV

Lộ mặt

Nhận được thông tin, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc ngay với
người tên Mai Chí Thiện tại địa chỉ trên đường Nguyễn Thị Nhỏ. Tuy
nhiên, đây chỉ là một đại lý vận chuyển hàng, tiền qua Phnom Penh
(Campuchia) và anh Mai Chí Thiện không biết Nguyễn Đại Bách Tùng là ai.

Trong khi đó, chỉ bốn giờ sau khi anh Tuấn gửi tiền, Tùng đã báo tin
đang chuẩn bị hành lý lên đường. Nhưng chỉ vài giờ sau điện thoại của
Tùng đã tắt ngấm. Anh Tuấn kể: “Một ngày, hai ngày vẫn không thể liên
lạc, tôi như chết đi sống lại. Ngày thứ ba, bất ngờ Tùng gọi về và kể lể
nhiều sự đau khổ của hai cháu tôi, Tùng nói phải đi thêm ba ngày nữa
mới về nhà và... xin thêm tiền hỗ trợ”.

Đến đây thì sự nghi ngờ đã lấn át, anh Tuấn quyết định không gửi thêm tiền và từ đó đến nay Nguyễn Đại Bách Tùng đã mất dạng.

Tương tự, sau khi yêu cầu anh Lê Khắc Giàu gửi 2 triệu riel nhưng chưa
được đáp ứng, Tùng đã gửi thêm một bức ảnh của Sra Na mà Tùng cho có thể
là con gái anh. Tuy nhiên, khi thấy cô gái không có nét giống con mình,
anh Giàu đã tra cứu và phát hiện đây là hình một người mẫu Campuchia,
Tùng lấy... trên mạng.

Bị anh Giàu chất vấn, Tùng nói quấy quá vài câu cho xong chuyện và cũng tắt máy luôn từ đó.

Riêng trường hợp của anh Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tiến Triển sau khi
nhận 15 triệu đồng cho biết đã lên đường đi tìm người vú nuôi thì con
của Triển ở nhà bị tai nạn giao thông nên anh ta phải vội vã về ngay.

Đúng vào dịp này, nhà báo Thu Uyên - chủ nhiệm chương trình Như chưa hề
có cuộc chia ly - qua Phnom Penh công tác và liên lạc với Triển vào ngày
24-3-2010 để xin thông tin. Nhưng ngay lập tức Triển đã lộ mặt ra giá:
“Nếu chương trình muốn có thông tin phải đưa cho Triển 10 triệu đồng
chữa bệnh cho con gái, và lo lộ phí để đưa mẹ ruột mình từ Long Hồ (Vĩnh
Long) sang Campuchia, nếu không sẽ không hợp tác”.

Triển, Tùng, Sơn là một người

Cuối tháng 6-2010, thêm một trường hợp tìm người thân của chương trình
Như chưa hề có cuộc chia ly nhận được thông tin từ Campuchia. Lần này là
chị Phạm Mỹ Não ngụ tại Cà Mau tìm chị gái và nhận được tin của một
người tên Nguyễn Trung Sơn, cũng với chức danh tương tự như Tùng và
Triển.

Tuy nhiên, nhờ cảnh giác các trường hợp trước đó nên chị Mỹ Não đã không bị lừa tiền.

Xâu chuỗi tất cả thông tin và điều tra riêng, chúng tôi phát hiện Nguyễn
Đại Bách Tùng và Nguyễn Trung Sơn chỉ là một người có chung email:
[You must be registered and logged in to see this link.] để liên lạc với anh Giàu, anh Tuấn, chị
Não...

Cùng lúc, một nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Phnom Penh là ông Oung
Simeng, nguyên biên dịch trang quốc tế cho tờ báo Việt ngữ có tên Bình
Minh từng phát hành tại Phnom Penh, đã xác nhận: người đang tác nghiệp
trong tấm ảnh mà Nguyễn Đại Bách Tùng tự nhận là mình và gửi cho anh
Giàu cũng chính là Nguyễn Tiến Triển.

Ông Oung Simeng khẳng định Triển từng là phóng viên của tờ Bình Minh
vào năm 1998 khi ông còn làm tại đây. Từ những thông tin trên có thể
thấy Nguyễn Đại Bách Tùng, Nguyễn Trung Sơn chỉ là những danh xưng khác
của Nguyễn Tiến Triển.

Lai lịch của Triển càng rõ hơn khi chiều 5-8, phóng viên Tuổi Trẻ
đã liên lạc với ông Hun Virek, phó cục trưởng Cục Báo chí và phát thanh
truyền hình - Bộ Thông tin Campuchia, và rất bất ngờ khi ông Hun Virek
cho biết tờ báo Bình Minh mà Nguyễn Tiến Triển làm việc đã bị Bộ Thông
tin Campuchia đình bản ngay từ năm 1998. Đồng thời, ông Hun Virek khẳng
định không có phóng viên nào tên Nguyễn Tiến Triển hay Sao Sareth tại Bộ
Thông tin Campuchia.

“Bộ Thông tin Campuchia không chịu trách nhiệm về bất cứ hành vi nào của
Nguyễn Tiến Triển hay Sao Sareth”, ông Hun Virek khuyến cáo.



“Sinh ra là để làm an ninh và chính trị”

Để tạo niềm tin, ngoài việc vẽ vời đủ chức danh từ nhà báo
của Bộ Thông tin đến thiếu tá tình báo của công an Việt Nam, Nguyễn Tiến
Triển còn tự “thêu hoa dệt gấm” công việc và suy nghĩ của mình.

Trong email gửi chị Phạm Mỹ Não, Triển tự bạch: “Em là phóng
viên trên lĩnh vực an ninh. Sống trong một quốc gia đa thành phần,
nhiều đảng phái nên em phải làm việc như một cỗ máy, vô cùng nguy hiểm
đến tính mạng...”.

Trong một email khác Nguyễn Tiến Triển lại tỏ vẻ bí hiểm:
“Em không có nhiều thời gian để lo việc xã hội. Con người em sinh ra là
để lo việc an ninh và chính trị. Em sắp đi công tác ở Lào...”.

Dưới mỗi email, Triển không quên thòng thêm một câu muốn
được chia vui cùng gia đình trong ngày vui đoàn tụ và kể lể câu chuyện
với giọng điệu rất thân tình hòng tạo thêm tình cảm trước khi trực tiếp
gọi điện đề nghị hỗ trợ tiền bạc.

http://me.zing.vn/khoacm09

ToAnyØne

ToAnyØne
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Kì 2:Chân dung kẻ lừa tiền
Nguyễn Tiến Triển chỉ làm báo trong vòng một tháng vào năm 1998, nhưng
cố tình dán “mác” nhà báo từ đó đến nay để lừa gạt nhiều người.
Trục lợi từ nỗi đau chia ly ImageView
Nguyễn Tiến Triển (phải) trong một hội chợ năm 2005 tại Campuchia - Ảnh do một nạn nhân của Triển cung cấp
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hun Virek, phó cục trưởng Cục Báo chí và phát
thanh truyền hình - Bộ Thông tin Campuchia, khẳng định tờ báo Bình Minh
mà Nguyễn Tiến Triển công tác đã bị đình bản từ năm 1998, và Nguyễn
Tiến Triển hiện không phải là phóng viên Ban Việt ngữ Bộ Thông Tin -
Campuchia như tự nhận.

Ông Virek cho biết báo Bình Minh thực tế chỉ phát hành được bốn số trong
khoảng một tháng và bị ngưng trệ, sau đó bị rút giấy phép vì thiếu kinh
phí hoạt động.

Chỉ làm báo được một tháng


Sự lôm côm của tờ báo này thể hiện ngay ở việc tờ báo chỉ có duy nhất
một phóng viên và đó chính là Nguyễn Tiến Triển nhưng nhiệm vụ chính của
Triển lúc đó, theo lời ông Oung Simeng (biên dịch của tờ Bình Minh),
chủ yếu là đi lấy quảng cáo. Điều này cũng dễ hiểu bởi Nguyễn Tiến Triển
vốn không hề có trình độ gì về báo chí và chỉ mới từ VN qua Campuchia
trước khi tờ Bình Minh ra đời chưa đến một năm.

Anh Trần Anh Tuấn, một Việt kiều là giám đốc Công ty du lịch Việt - Cam
Travel tại quận Bảy Tháng Giêng - Phnom Penh, nhớ lại: “Tờ Bình Minh lúc
đó lập ra chủ yếu để lấy quảng cáo, còn thông tin chỉ toàn chép lại từ
các báo khác. Vì thế dù là báo Việt ngữ nhưng bà con Việt kiều không ai
đọc. Sau mấy số thì đuối luôn vì không đủ tiền in nữa”.

Nhà báo Thu Uyên - Chủ nhiệm Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly

Cẩn trọng với việc đưa thông tin tìm kiếm người thân lên mạng

Tất cả những người có hoàn cảnh chia ly, đặc biệt là những
người thất lạc con cái, thường tìm mọi cách để tìm kiếm người thân của
mình.

Khi anh Nguyễn Minh Châu tìm đến chúng tôi năm 2008 và sau
đó lập website đưa thông tin với số điện thoại và địa chỉ riêng, cá nhân
tôi đã nghĩ đó là việc rất nguy hiểm. Bởi đây sẽ là cơ hội cho kẻ xấu
lợi dụng tống tiền. Và rõ ràng dự cảm của những người làm chương trình
đã không sai khi kẻ xấu đã định lừa đảo, đòi tiền để cung cấp thông tin
về trường hợp của anh Châu.

Chúng tôi đã viết bài cảnh báo sự việc anh Châu gặp phải để
đưa lên website [You must be registered and logged in to see this link.] nhưng không ngờ sau đó lại có
thêm nhiều người khác bị lừa với chung một thủ đoạn. Những người này đều
đưa thông tin của họ lên các trang web khác, từ đó kẻ lừa gạt mới tìm
được, liên hệ. Còn nếu đến với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly,
mọi thông tin đều bảo mật cũng như việc tìm kiếm hoàn toàn miễn phí.

Tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ này cho báo Tuổi Trẻ vì tin
tưởng sự góp sức của Tuổi Trẻ sẽ giúp các gia đình có hoàn cảnh tương tự
khác cảnh giác với sự lợi dụng mất mát chia ly để trục lợi như anh
Châu, anh Tuấn, anh Giàu, chị Mỹ Não... đã gặp phải
.

Vất vưởng


Sau khi tờ báo Việt ngữ Bình Minh bị giải tán, Nguyễn Tiến Triển rơi vào
tình trạng thất nghiệp. Triển có vợ con nhưng không có nhà cửa ổn định
tại Phnom Penh. Thời gian đầu Triển lang thang tại khu Wat Phnom (Chùa
Núi, trung tâm thủ đô Phnom Penh - PV), một khu vực tập trung nhiều kẻ
du thủ du thực tại Phnom Penh, làm đủ nghề kiếm sống.

Cách đây khoảng ba năm, Nguyễn Tiến Triển theo phụ một người vốn là nhân
viên của tờ Bình Minh, xuống Bavet (tỉnh Svay Rieng) làm thợ điện cho
một số casino tại đây. Tuy nhiên, làm ăn được ít lâu thì người này hết
vốn. Từ đầu năm 2010 đến nay, khi người kia chuyển lên cửa khẩu Poi Pet
làm ăn thì Triển lại rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Ông Oung Simeng, nay là hướng dẫn viên du lịch, cho biết đầu năm 2010
khi dẫn khách vào tham quan casino Naga tại Phnom Penh, ông đã nhiều lần
gặp Triển và vợ đứng chờ xin khách coupon (thẻ chơi bài miễn phí trị
giá 5 USD) mà khách được tặng để chơi cầu may kiếm sống.

Những thông tin này có thể góp phần giải thích việc Nguyễn Tiến Triển
liên tục mạo danh là nhà báo đến nhiều gia đình đang tìm người thân mất
tích trong khoảng nửa đầu năm 2010, đúng lúc Triển đang rơi vào tình
trạng thất nghiệp. Và có thể vì túng quẫn nên anh ta đã nghĩ ra những
trò lừa đảo, trục lợi trên nỗi đau của nhiều gia đình người VN trong
nước.

Ông Oung Simeng cho biết thêm khoảng ba tháng nay ông không còn thấy
Triển ở casino Naga nữa. Đây cũng là thời điểm trùng khớp với lúc chân
tướng về một “nhà báo”, “thiếu tá tình báo” của Nguyễn Tiến Triển bắt
đầu bị lật tẩy sau khi anh ta ra giá với chương trình Như chưa hề có
cuộc chia ly trong vụ lừa tiền gia đình anh Nguyễn Minh Châu. Và có lẽ
vì thế Triển không dám xuất hiện ở casino Naga vì sợ bị phát giác.

Vẫn tiếp tục lừa gạt

Sau những vụ lừa gạt bị phát hiện, những tưởng Nguyễn Tiến Tiển sẽ không
dám giở lại chiêu cũ thì bất ngờ trong những ngày thực hiện bài viết
này, phóng viên Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được thông tin về những vụ lừa
mới nhắm vào những gia đình tìm người thân mất tích với cùng thủ đoạn
tương tự.

Hai trường hợp mới nhất là anh Đỗ Chí Hiếu tại Cà Mau tìm em gái bị thất
lạc và chị Đồng Thị Thu Năm tìm anh trai bị mất tích khi vượt biên ra
nước ngoài. Sau khi đưa thông tin lên một số website, anh Hiếu và chị
Năm đều nhận được điện thoại từ số máy +855.979287... vào tối 13-7 của
một người tự xưng Bình, là nhà báo tại Campuchia
.
Với chị Năm, Bình cho biết trong lần qua công tác tại Thái Lan đã gặp
một người có hoàn cảnh giống y như anh trai chị Năm, vượt biên bị bắt
lại và đang làm việc tại một cảng biển ở Thái Lan. Tuy nhiên, khi chị
Năm yêu cầu gặp nhau tại cửa khẩu Mộc Bài thì Bình đưa ra lý do rất bận
rộn “nhiều việc chính trị” nên chỉ trao đổi qua điện thoại rồi dẫn qua
Thái Lan gặp luôn (?!).

Trong khi đó, anh Đỗ Chí Hiếu lại được Bình cho hay trong một lần đi
công tác tại Vientiane (Lào) đã gặp một phụ nữ đang sống trong cộng đồng
người Việt ở đây, có hoàn cảnh y như em gái thất lạc của anh Hiếu. Tuy
nhiên, khi anh Hiếu xin được cung cấp địa chỉ thì Bình nại lý do vì
“công việc nhà nước quan trọng nên lúc đó không kịp ghi lại địa chỉ và
số điện thoại”. Anh Hiếu được yêu cầu sang ngay Vientiane, Bình sẽ từ
Phnom Penh qua dẫn đi gặp (?).

Nghi ngờ về sự trùng khớp trong môtip gặp người thân mất tích của Bình,
phóng viên Tuổi Trẻ đã yêu cầu anh Hiếu giữ liên lạc thường xuyên với
Bình. Và bất ngờ trong một lần điện thoại qua lại, Bình đã gọi bằng số
máy +85597607..., cũng chính là số máy mà Nguyễn Tiến Triển với danh
xưng Nguyễn Đại Bách Tùng từng gọi vào điện thoại của anh Lê Khắc Giàu
để lừa tiền.

Trưa 6-8-2010, Bình tiếp tục gọi bằng số máy +85597607... để liên lạc.
Sau khi nói chuyện, anh Hiếu bất chợt tiết lộ đã gửi thông tin tìm người
thân cho chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly. Và chỉ nghe có vậy,
đầu dây bên kia đã ngay lập tức đổi giọng, nói chuyện nhát gừng và chỉ
nửa phút sau đã tắt máy, không còn liên lạc được.


Dùng ảnh tác nghiệp để “lòe”

Dù chỉ từng là phóng viên trong thời gian rất ngắn của một
tờ báo lôm côm, bị cộng đồng người VN tại Campuchia tẩy chay, chỉ tồn
tại đúng một tháng nhưng đi đâu Nguyễn Tiến Triển cũng lợi dụng điều đó
để nhận bừa là mình còn theo nghề báo. Chính vì vậy, Triển đã không ít
lần trà trộn vào các hội chợ, sự kiện báo chí tại Campuchia và tạo ra
bức ảnh đang tác nghiệp vào năm 2005 để lòe bịp những người đang tìm
thân nhân mất tích.


Trục lợi từ nỗi đau chia ly ImageView
Tấm ảnh mà Triển dùng để lòe bịp mọi người - Ảnh do một nạn nhân của Triển cung cấp
Theo Tuổi Trẻ Online

http://me.zing.vn/khoacm09

Lu Bu

Lu Bu
Thành Viên Cấp 9
Thành Viên Cấp 9

bó tay , lợi dụng vậy mà được à , bắt bỏ tù cho rồi ^^

Mr_Khang

Mr_Khang
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Bu đem tụi nó ra xử bán hết đi,chuyện zậy cũng làm đc

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết