DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Trẻ không tập trung học cũng là bệnh

+4
๖ۣۜEmi ๖ۣۜKhờ
Pé yumi
—»™°o.ÇIn √ýþ°—»
trangemo
8 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Trẻ không tập trung học cũng là bệnh

Có hẳn phòng riêng để học, nhưng ngồi vào bàn chưa quá
10 phút chị Hương (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã thấy cậu con trai 11
tuổi bắt đầu ngả ngớn, với tay lấy cái này, lấy chân đá cái kia. Bài
tập nào cũng làm dở dang rồi vứt đấy.





Trẻ không tập trung học cũng là bệnh Hoc1
Khả năng tập trung học của trẻ quá kém có thể là biểu hiện của tăng động giảm chú ý . (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa). Ảnh: Corbis.

Trước đây, thành tích học tập của con chị cũng thuộc
loại khá trong lớp. Nhưng chị không hiểu sao càng lên lớp cao con học
càng kém. Đi học được mấy tháng cô giáo đã gọi điện đến nhà phàn nàn,
trong giờ học cháu không chú ý, hay quay ngang quay ngửa, nhìn ra
ngoài. Hầu như hôm nào cũng quên sách, vở, không làm bài tập.

Trong khi đó, con đi học về, chị hỏi có bài tập không
thì cháu bảo không, chị lại tự giao bài cho con. “Ở nhà cháu ngồi vào
bàn được một lúc là đã thấy đứng lên. Có ngồi yên thì mắt cũng lơ đễnh,
ngó nghiêng lung tung. Tôi lo lắm, chả hiểu con có thiếu chất gì không
hay bị làm sao mà như thế”, chị Hương tâm sự.

Đi khám tại phòng khám Tuna (Hà Nội), chị Hương được
nhà tâm lý Lã Linh Nga cho biết, con chị mắc hội chứng tăng động giảm
chú ý. Cháu thông minh, không có vấn đề gì về thể chất nhưng cô giáo
nói thì không nghe. Giao bài tập thì không làm, tìm mọi lý do thoái
thác như: “Cô giáo ơi, con mỏi tay quá. Ở lớp cô đã bắt con làm bài,
đến đây cô lại bắt con làm nữa” hay “Bài này dễ lắm tý con làm” nhưng
sau đó thì quên.

Cũng gặp cảnh ngộ như chị Hương, cô con gái học lớp 3
nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội) tay chân tay lúc nào cũng phải nắm thứ
gì mới yên. Ngồi học được một lúc lại nghiêng ngả quay trước quay sau,
nằm lăn ra. Trên lớp, sách vở lôi ra cũng để quên không mang về, bút
chì chưa gãy đã lôi ra gọt, rồi lấy đồ của bạn này bạn kia.

“Bài tập chép về hôm thì thiếu hôm thì nhầm, hay quên
không làm hết bài. Cô giáo kêu kết quả ngày càng kém, nói nhiều, ảnh
hưởng đến các bạn khác. Đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị tăng động giảm
chú ý”, chị Thanh thở dài nói.

Theo chị Nga, phần lớn cha mẹ đưa con đi khám ở độ
tuổi 9, 10 với lý do học hành ngày càng sút kém, không tập trung học,
nghịch quá. Ở độ tuổi này những bất thường ở trẻ thể hiện rõ nhất. Ở
lớp 1, 2 bài dễ, trẻ có thể làm được nhưng đến lớp 4, 5 bài ngày càng
khó, đòi hỏi tính lôgíc thì trẻ không làm được hoặc có làm cũng dở dang.

Trong số những em này, có trẻ bị tăng động giảm chú
ý, có trẻ chỉ giảm chú ý hoặc tăng động. Khi còn nhỏ, mắt bé có thể ngó
nghiêng, chân tay đập nhưng khi lớn biểu hiện bệnh của trẻ phong phú
hơn. Chẳng hạn ngồi trong lớp trẻ thường không tập trung, khó kìm chế
việc nghịch, nói liên mồm, quay sang cấu véo bạn, đang học thì bỏ ra
ngoài.

Trẻ thường học tốt các môn tự nhiên nhưng các môn
khác như Văn, Tiếng Việt thì kém vì các môn này yêu cầu sự lôgíc. Bài
hôm nay làm được nhưng hôm sau đã không biết làm. Trí nhớ dài hạn của
trẻ cũng kém vì không tập trung nên không nhớ. Vì thế, có cha mẹ còn sợ
con bị giảm trí nhớ, hay lơ đãng.

Bên cạnh đó, trẻ rất dễ chóng chán. Chơi cái gì dù
thích cũng chỉ được 5 phút, thậm chí là vài giây. Khi chơi cũng không
tuân thủ luật chơi, la hét, đùa nghịch, không thể đợi đến lượt, chị Nga
cho biết.

Nhà tâm lý cũng khuyến các bậc cha mẹ khi thấy con
học hành ngày càng sút kém, không tập trung thì nên đưa con đi khám.
Tránh tình trạng trẻ hay làm sai cái này cái kia, làm không đúng lời
dặn của cha mẹ nên bị bố mẹ - do căng thẳng, lo lắng - quát mắng, thậm
chí đánh. Cũng nên tránh cách đưa phần thưởng nếu trẻ làm được một việc
gì đó. Điều này mặc nhiên sẽ tạo tâm lý đòi hỏi ở trẻ, làm gì cũng phải
có điều kiện.

Cách thưởng, phạt như vậy đều không đúng cách, khiến
trẻ phát triển lệch, hành vi ứng xử không phù hợp. Cha mẹ có thể đưa
con đi điều trị tâm lý, để học cách kiểm soát khả năng tập trung chú ý,
chị Nga lý giải.

Cũng theo chị với những trẻ bị tăng động giảm chú ý,
việc cha mẹ mong con ngồi học được 1, 2 giờ là không thể. Trẻ cùng lắm
chỉ có thể ngồi 20, 30 phút là đã ngọ nguậy. Cha mẹ có thể căn cứ vào
thời gian tập trung của con để phân đoạn công việc cho phù hợp. Yêu cầu
con phải làm ngay những gì được giao và trong thời gian ngắn phải xong.

Chị Nga cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên kỳ vọng quá
nhiều ở con. Vì mong như thế vô hình chung sẽ càng đẩy con ra khỏi cái
bình thường. Đòi hỏi con quá cao cũng tạo sức ép lên trẻ, trẻ lại càng
tăng động giảm chú ý.

Nam Phương

—»™°o.ÇIn √ýþ°—»

—»™°o.ÇIn √ýþ°—»
Thành Viên Cấp 7
Thành Viên Cấp 7

nguy hiểm.... e temz

Pé yumi

Pé yumi
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

quá hiểm
ốp.......

๖ۣۜEmi ๖ۣۜKhờ

๖ۣۜEmi ๖ۣۜKhờ
Thành Viên Cấp 7
Thành Viên Cấp 7

ốp

Puka Bấy Bì

Puka Bấy Bì
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

hiểm hiểm :67

lamminhtoi

lamminhtoi
Thành Viên Cấp 1
Thành Viên Cấp 1

:64 ú mi gỉl ì kỳ ưa

lamminhtoi

lamminhtoi
Thành Viên Cấp 1
Thành Viên Cấp 1

Puka Bấy Bì đã viết:hiểm hiểm :67
:81 baby ha 01869891787 01655258121 0909599599 0909369369 you mí phone nha ok :89

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

thằng pé trong hình minh họa… cũng sành điệu…

™SAM™…VÔ CẢM…™

™SAM™…VÔ CẢM…™
Thành Viên Cấp 8
Thành Viên Cấp 8

úp nhóe

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết